Sản xuất và tiêu thụ Kim_cương_nhân_tạo

Trên thế giới

Năm 1953, người ta đã sản xuất ra kim cương nhân tạo có giá thành bằng 50% kim cương thiên nhiên và hiện nay giá thành khoảng 30%. Loại kim cương này tuy có độ cứng hoàn hảo nhưng màu và độ sạch kém, không đạt chuẩn ngọc quý trong trang sức. Năm 1970, Mỹ sản xuất thành công kim cương quý tổng hợp có đầy đủ tính chất hóa học như kim cương thiên nhiên. Tuy nhiên, giá thành của loại này cao hơn kim cương tự nhiên gấp nhiều lần nên hiếm khi xuất hiện trên thị trường.[5]

Nhu cầu kim cương nhân tạo ở những thị trường mới nổi như Trung QuốcẤn Độ đang tăng nhanh nhất thế giới, với tốc độ 10-15% mỗi năm.[6] Trung Quốc được kỳ vọng sẽ duy trì vị trí nhà sản xuất kim cương tổng hợp công nghiệp hàng đầu thế giới, với sản lượng hàng năm đạt hơn 4 tỷ carat. Mỹ rất có thể sẽ vẫn là nhà sản xuất và xuất khẩu kim cương chủ chốt trong thập kỷ tới.

Chỉ khoảng 20% sản lượng kim cương trên thế giới được dùng làm trang sức. 80% kim cương kém phẩm chất hơn được sử dụng trong công nghiệp và các ứng dụng nghiên cứu.[6] Theo Báo cáo thị trường kim cương công nghiệp do hãng nghiên cứu thị trường Merchant Research and Consulting (Anh) thực hiện, kim cương tổng hợp chiếm tới 88% lượng kim cương được sử dụng trong công nghiệp. Kim cương nhân tạo có thể được sản xuất trên quy mô lớn và tính chất của sản phẩm tổng hợp này mang lại nhiều ứng dụng.[6]

Tại Việt Nam

Việt Nam, thời gian gần đây, nhiều loại trang sức gắn đá tổng hợp được quảng cáo rầm rộ với tên gọi kim cương nhân tạo,[7] tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, thị trường hiện chưa có mua bán kim cương nhân tạo thực sự, mà kim cương nhân tạo được quảng cáo sai lầm trên thị trường hiện nay thực chất chỉ là viên đá nhân tạo hay đá tổng hợp, thường là Đá Zirconia (Đá CZ) hay Moissanit được bàn tay con người xử lý để vươn đến độ lấp lánh, độ trong, cứng và đẹp mắt gần như kim cương thật hay kim cương nhân tạo.[4] Tuy nhiên, giới kinh doanh cho rằng đá tổng hợp kém rất xa về độ bền, độ chiếu và cạnh giác mài không sắc nét và bị định giá quá cao, vượt nhiều lần giá trị thực, bởi độ lấp lánh của những viên đá tổng hợp sẽ nhanh chóng phai mờ và trầy xước.[8] Giá của đá Zirconia thấp hơn viên kim cương cùng loại khoảng 1000 - 2000 lần và giá của Moissanit thấp hơn kim cương tự nhiên 15 - 20 lần,[8] thường được quảng cáo sai lầm là kim cương nhân tạo để "thổi giá" cao lên.[1][4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kim_cương_nhân_tạo http://www.diamond-materials.com/downloads/cvd_dia... http://books.google.com/?id=RR5HF25DB7UC&pg=PA310 http://books.google.com/?id=WQp_rEWV2XUC&printsec=... http://books.google.com/?id=ZwcM5H-wHNoC&pg=PA474 http://www.wired.com/wired/archive/11.09/diamond.h... http://www.llnl.gov/str/December04/Weir.html http://vnexpress.net/gl/doi-song/mua-sam/2010/07/3... http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/01/kim-cuo... http://baodatviet.vn/Home/KHCN/Nhu-cau-kim-cuong-n... http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Giai-tri/514352/...